banner
Thứ 5, ngày 9 tháng 5 năm 2024
Hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật Quý III năm 2021
13-7-2021

        Sở Tư pháp hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong Quý III năm 2021, như sau:

I. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG PHỔ BIẾN

1. Nội dung phổ biến

          - Tiếp tục phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp năm 2013, các Luật, Pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; các Luật, Pháp lệnh, văn bản mới ban hành hoặc thông qua trong năm 2019, năm 2020 như: Luật Bảo vệ môi trường; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Thanh niên; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án…và các quy định khác như: Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/04/2021 của Chính phủ quy định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021...; các văn bản của địa phương như: Công văn số 2097/UBND-KGVX ngày 23/6/2021 về tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo; Công văn số 2037/UBND-NC ngày 28/6/2021 về triển khai Đề án “Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013­-2020”; Công văn số 2134/UBND-NNTN ngày 24/6/2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật...; các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

         - Tiếp tục phổ biến rộng rãi các chủ trương, quan điểm, nội dung chính sách, văn bản về cải cách hành chính; chủ trương, nhiệm vụ, quan điểm về cải cách tưpháp và hoạt động tư pháp; kiểm soát thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; nội dung chính sách thể hiện trong các văn bản pháp luật liên quan đến phạm vi được giao quản lý; Định hướng các quy định về chính sách pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, các chính sách, quy định dự kiến điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới trong dự thảo Luật, Pháp lệnh dự kiến ban hành trong năm 2021.

- Tiếp tục phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như: Hiệp định Đối tác toàn diện, tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu, pháp luật về cộng đồng ASEAN; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; các điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới; điều ước về biển mà Việt Nam là thành viên…

- Bên cạnh việc phổ biến các văn bản nói trên, các ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh việc phổ biến các văn bản pháp luật theo hướng dẫn tại Quý II năm 2021 hoặc các văn bản đã được tổ chức phổ biến nhưng chưa chuyên sâu.

2. Đối tượng, nội dung phổ biến

2.1. Nội dung phổ biến chung cho các tầng lớp Nhân dân

          Tiếp tục phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật quan trọng, liên quan chặt chẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương; các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của Nhân dân, như: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật dân sự; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/06/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; Kế hoạch số 1946/KH-UBND ngày 14/6/2021 về truyền thông giai đoạn 2021-2022 về thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công của tỉnh; Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 20/5/2021 về thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1599/UBND-NC ngày 18/5/2021 về tăng cường công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh; Công văn số 2038/UBND-TTHC ngày 18/6/2021 về đăng ký tài khoản công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia...

            2.2. Nội dung phổ biến cho nông dân, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật và các đối tượng khác

- Đối với nông dân: Phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất, chính sách liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, như: Luật Lâm nghiệp; Luật Trồng trọt; Luật Thủy lợi; Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/03/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi; Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/03/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi; Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp; Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng...

- Đối với phụ nữ: Tập trung phổ biến quy định pháp luật thuộc các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; bình đẳng nam, nữ trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Trẻ em; Kế hoạch số 1611/KH-UBND ngày 19/5/2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1583/KH-UBND ngày 17/5/2021 thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh...

          - Đối với đồng bào dân tộc thiểu số: Tập trung phổ biến các văn bản có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, như: Kế hoạch số 727/KH-UBND ngày 03/3/2021 về triển khai thực hiện đưa các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 1961/KH-UBND ngày 14/6/2021 về thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh...

          - Đối với nạn nhân bạo lực gia đình: Chú trọng quy định về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Trẻ em; Luật Trợ giúp pháp lý; Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025...

- Đối với người khuyết tật: Tập trung các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật, chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật, như: Luật Người khuyết tật; Quyết định số 365/QĐ-BGTVT ngày 11/3/2021 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1190/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 581/KH-UBND ngày 17/02/2021 về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2021...

- Đối với người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo và các đối tượng khác tại trại tạm giam, nhà tạm giữ: Tùy theo từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân; pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý VPHC; pháp luật về phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội như: Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng; Kế hoạch số 1325/KH-UBND ngày 26/4/2021 về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” năm 2021 trên địa bàn tỉnh...

2.3. Nội dung phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức

Tập trung phổ biến, quán triệt các quy định, như: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật lao động; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Tố cáo; Luật An ninh mạng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Thông tư số 01/2021/TT-TTCP ngày 11/03/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân; Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/06/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 21/01/2021 về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn tỉnh trong năm 2021…

- Đối với cán bộ, công chức cơ quan quản lý kinh tế: Tập trung quán triệt, phổ biến các quy định pháp luật về chuyên ngành, pháp luật về kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế, các vấn đề liên quan WTO, như: Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý nợ công; Luật Quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước... và các văn bản khác, như: Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh...

- Đối với cán bộ, công chức cơ quan quản lý văn hóa, xã hội: Tập trung phổ biến các quy định pháp luật chuyên ngành, quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội, phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, như: Luật Xuất bản; Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật An ninh mạng; Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh...

- Đối với cán bộ, công chức bảo vệ pháp luật: Tổ chức quán triệt các quy định pháp luật chuyên ngành, nhất là quy trình, thủ tục, quy tắc khi thực thi công vụ; các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; các quy định về xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý, như: lĩnh vực thể thao, du lịch, thuỷ sản, lâm nghiệp, hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; giao thông đường bộ và đường sắt; bảo vệ môi trường...

- Đối với cán bộ, công chức cơ sở: Cần nắm vững các quy định, trình tự, thủ tục liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cơ sở; quy định về các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; quy chế dân chủ cơ sở, như: Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Hộ tịch; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ; Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025; Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24/6/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Công văn số 2038/UBND-TTHC ngày 18/6/2021 về đăng ký tài khoản công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia...

2.4. Nội dung phổ biến cho thanh thiếu niên, trẻ em, học sinh, sinh viên

Tập trung phổ biến pháp luật về Luật Trẻ em; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Thanh niên; Luật Giáo dục; Luật Giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật An ninh mạng... và các văn bản khác như: Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”; Quyết định 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 14/CT-TTG ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030; Công văn số 3964/BYT-AIDS ngày 14/5/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS trong trường học; Công văn 1949/BGDĐT-GDTH ngày 13/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện hoạt động và giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số; Kế hoạch số 2026/KH-UBND ngày 18/6/2021 về triển khai Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1612/KH-UBND ngày 19/5/2021 về triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025...

2.5. Phổ biến cho người lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh

- Đối với người lao động: Tập trung phổ biến các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, như: Bộ luật Lao động; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động...

- Đối với người quản lý: Phổ biến các quy định, trình tự, thủ tục cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, phá sản doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; pháp luật về thương mại, tài chính, ngân hàng, hợp tác đầu tư, xuất nhập khẩu, như: Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Phá sản; Luật Cạnh tranh; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đấu thầu như: Nghị định số 47/2021/NĐ-CPP ngày 01/04/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp; Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động; Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19/05/2021 của Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 18/6/2021 của UBND tỉnh phê duyệt mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Kon Tum...

- Đối với cán bộ công đoàn: Tập trung phổ biến Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Công đoàn; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật An toàn vệ sinh lao động; Luật Việc làm; Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp... và văn bản khác có liên quan.

2.6. Nội dung phổ biến trong lực lượng vũ trang nhân dân

-  Trong quân đội và quốc phòng: Tiếp tục phổ biến những vấn đề cơ bản về lý luận Nhà nước và pháp luật; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính, kinh tế, xã hội liên quan đến vị trí công tác đang đảm nhiệm, địa bàn đóng quân; các quy định về nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ, dự bị động viên, an ninh quốc gia, biên giới quốc gia,trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, như: Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Thông tư số 173/2020/TT-BQP ngày 30/12/2020 của Bộ Quốc phòng về quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia…

- Trong lực lượng công an:

+ Đối với cảnh sát giao thông, cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, xuất nhập cảnh: Tập trung phổ biến các văn bản chuyên ngành, phục vụ công tác chuyên môn; các trình tự, thủ tục thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, xuất nhập cảnh, trật tự an toàn xã hội, như: Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Đặc xá; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Công an nhân dân; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 07/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam...

+ Đối với lực lượng công an xã, phường, thị trấn: Cần nắm vững các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục thanh tra, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, hộ khẩu, giao thông, trật tự an toàn xã hội, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy như: Luật Giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú...

II. HÌNH THỨC PHỔ BIẾN

Công tác PBGDPL phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Theo đó, căn cứ tình hình thực tế, các ngành, địa phương lựa chọn để áp dụng các hình thức PBGDPL sau:

1. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể: Tổ chức chủ yếu thông qua hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp (Hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng, lồng ghép tại các cuộc họp Chi bộ, Đảng bộ, giao ban, các buổi sinh hoạt đoàn thể, như: Công đoàn, Đoàn thanh niên...); niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, đăng tải thông tin pháp luật trên Trang Thông tin điện tử; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật... để quán triệt nội dung các văn bản QPPL, văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương.

          2. Đối với quần chúng Nhân dân: Chú trọng hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở... Ngoài các hình thức định hướng nói trên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể để bảo đảm cho công tác PBGDPL đạt hiệu quả.

Số lượt xem:1400

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

TRANG THÔNG TIN SỞ NGOẠI VỤ TỈNH KON TUM
Quản lý và nhập tin: Sở Ngoại Vụ, số 40- Bà Triệu - TP Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Ngoại Vụ tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0260.3915659 ; Email: sngv@kontum.gov.vn/songoaivu-kontum@chinhphu.vn

328106 Tổng số người truy cập: 42 Số người online:
TNC Phát triển: